Nằm ở cực Nam tổ quốc Việt Nam nhưng Cà Mau đã không còn xa lại với người dân miền tây, vùng đất này hội tụ nhiều tài nguyên thiên nhiên kì thú, cư dân cần cù thông minh và hào sản. Nơi đây luôn luôn chào đón du khách gần xa đến tham quan, thưởng ngoạn. Trước khi đến với vùng đất tận cùng của tổ quốc chắc hẳn chúng ta ai cũng tìm hiểu trước về vùng đất này phải không. Vì thế hôm nay chúng tôi mang đến cho các bạn gần xa những tấm bản đồ tỉnh Cà Mau thể hiện vị trí và các đơn vị hành chính của tỉnh để khi đến nơi các bạn không còn phải bỡ ngỡ.
Vị trí địa lý
Cà Mau là tỉnh cực nam của Việt Nam, thuộc khu vực Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, được tái lập ngày 01/01/1997. Lãnh thổ gồm 2 phần: phần đất liền và vùng biển chủ quyền.
Phần lãnh thổ đất liền của tỉnh Cà Mau nằm trong tọa độ từ 8o30′ – 9o10′ vĩ Bắc và 104o80′ – 105o5′ kinh Đông. Điểm cực Đông tại 105o24′ kinh Đông thuộc xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi. Điểm cực Nam tại 8o33’ vĩ Bắc thuộc xã Viên An, huyện Ngọc Hiển. Điểm cực Tây tại 104o43′ kinh Đông thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Điểm cực Bắc tại 9o33′ vĩ Bắc thuộc xã Biển Bạch, huyện Thới Bình. Cà Mau là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển, phía Đông giáp với Biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang.
Vùng biển: Vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam do tỉnh Cà Mau quản lý có diện tích 71.000 km2. Trong đó, có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Buông và Hòn Đá Bạc.

Các đơn vị hành chính tỉnh Cà Mau
Tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 8 huyện. Được phân chia thành 101 đơn vị hành chính cấp xã gồm có 9 thị trấn, 10 phường và 82 xã.
Bản đồ hành chính thành phố Cà Mau

Thành phố Cà Mau là tỉnh lỵ của tỉnh Cà Mau, tỉnh cực nam Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trước năm 1975, thị xã có tên là Quản Long, tỉnh An Xuyên.
Diện tích: 250,3 km²
Dân số: 315.270 người
Bản đồ hành chính huyện Cái Nước

Huyện Cái Nước nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Cà Mau, kết nối thành phố Cà Mau với các huyện phía Nam, thuộc vùng kinh tế nội địa của tỉnh (là huyện không tiếp giáp với bờ biển).
Diện tích: 417.09 km
Dân số: 137.396 người (2009)
Bản đồ hành chính huyện Đầm Dơi

Đầm Dơi là một huyện của tỉnh Cà Mau, được đổi tên từ huyện Ngọc Hiển của tỉnh Minh Hải từ ngày 12 tháng 10 năm 1984.
Diện tích: 823,71 km²
Dân số: 168.200 người (2004)
Bản đồ hành chính huyện Năm Căn

Năm Căn là một huyện của tỉnh Cà Mau, Việt Nam.
Được tách ra từ huyện Ngọc Hiển theo Nghị định của Chính phủ số 138/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2003 và đi vào hoạt động từ năm 2004
Diện tích: 532,9 km²
Dân số: 66.541 người
Bản đồ hành chính huyện Ngọc Hiển

Ngọc Hiển là một huyện của tỉnh Cà Mau. Đồng thời cũng là huyện cực Nam của Việt Nam. Địa bàn huyện này thuộc Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Diện tích: 733,15 km²
Dân số: 83.152 người (2009)
Bản đồ hành chính huyện Phú Tân

Phú Tân là một huyện của tỉnh Cà Mau. Huyện Phú Tân được thành lập theo Nghị định của Chính phủ số 138/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2003, do được tách ra từ huyện Cái Nước.
Diện tích: 446 km²
Dân số: 109.642 người
Bản đồ hành chính huyện Thới Bình

Thới Bình là một huyện nằm ở Đông Bắc tỉnh Cà Mau, đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
Diện tích: 625,4 km²
Dân số: 134.656 người
Bản đồ hành chính huyện Trần Văn Thời

Huyện Trần Văn Thời là một huyện thuộc tỉnh Cà Mau. Huyện mang tên nhà cách mạng Việt Nam Trần Văn Thời. Địa bàn huyện này thuộc Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Diện tích: 700,2 km²
Dân số: 186.570 người
Bản đồ hành chính huyện U Minh

U Minh là tên một huyện thuộc tỉnh Cà Mau, cực Nam Việt Nam. U Minh nổi tiếng với rừng U Minh ngập mặn. Tại đây cũng là nơi có Dự án Khí – Điện – Đạm Cà Mauđang được xây dựng tại xã Khánh An. Giao thông đi lại của huyện này chủ yếu là đường sông, đường bộ kém phát triển.
Diện tích: 764 km²
Dân số: 92312 người
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Cà Mau
Quy hoạch sử dụng đất đai là việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai rồi từ đó xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng và phân bố các loại đất phù hợp cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất cần có một kế hoạch trong cả một quá trình hoạch định lâu dài và phải cụ thể hóa việc lập quy hoạch-kế hoạch sử dụng đất đai đến cấp cơ sở.
Quy hoạch sử dụng đất giải quyết thoả đáng mâu thuẫn giữa các loại đất, xác định cơ cấu hợp lý sử dụng đất. Đồng thời, có thể kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, giúp cho quá trình sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả cao hơn.
Để giải quyết vấn đề sử dụng đất cho hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị quyết 10/NQ-CP về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) của tỉnh Cà Mau.

Theo quy hoạch, đến năm 2020 tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Cà Mau là 529.487 ha, trong đó: Đất nông nghiệp có diện tích 529.487 ha, Đất đô thị 100.474 ha, Đất phi nông nghiệp có diện tích 66.801 ha, Đất khu bảo tồn thiên nhiên 24.775 ha, Đất khu du lịch 6.000 ha và Đất chưa sử dụng 4.135 ha.
Trong đất phi nông nghiệp, cơ cấu đất được phân bổ như sau: Đất phát triển hạ tầng có diện tích 20.504 ha, Đất khu công nghiệp có diện tích 8.204 ha, Đất quốc phòng diện tích 7.652 ha, Đất an ninh 4.130 ha, Đất ở đô thị có diện tích 2.455 ha…
Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, chuyển mục đích sử dụng 10.258 ha đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp.
Qua Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Cà Mau cần có giải pháp cụ thể để huy động vốn và các nguồn lực khác để đáp ứng vốn đầu tư cho việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của Tỉnh. Kết họp tốt giữa đầu tư từ nguồn vốn ngân sách với vốn của các thành phần kinh tế để xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư, các công trình trọng điểm về cơ sở hạ tàng với vốn xã hội hóa về xây dựng cơ sở vật chất như trường học, bệnh viện, cơ sở văn hóa – thể thao.
Xem thêm: Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau