Bản đồ tỉnh Hậu Giang – Thông tin về vị trí, hành chính và quy hoạch sử dụng đất

Thông tin về vị trí

Hậu Giang là một tỉnh nội địa thuộc khu  vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Tỉnh nằm kề thành phố Cần Thơ, trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Sự phát triển của thành phố Cần Thơ sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, do vị trí nằm sâu trong nội địa nên Hậu Giang gặp không ít khó khăn trong việc khai thác các nguồn lực bên ngoài lãnh thổ, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Các địa phận tiếp giáp của tỉnh Hậu Giang:

  • Phía Bắc của tỉnh Hậu Giang tiếp giáp với thành phố Cần Thơ
  • Phía Nam của tỉnh Hậu Giang tiếp giáp với tỉnh Bạc Liêu
  • Phía Đông của tỉnh Hậu Giang tiếp giáp với tỉnh Sóc Trăng
  • Phía Tây của tỉnh Hậu Giang tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang
Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang
Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang

Thông tin về hành chính

Bản đồ tỉnh Hậu Giang có 8 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 5 huyện; chia làm 54 xã, 12 phường và 10 thị trấn.

1 Thành phố: Thành phố Vị Thanh

2 Thị xã: Thị xã Long Mỹ và Ngã Bảy

5 Huyện: Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy.

Thông tin về quy hoạch sử dụng đất

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hậu Giang đến năm 2020
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hậu Giang đến năm 2020

Theo quy hoạch, đến năm 2020 tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hậu Giang là 160.245 ha, trong đó: Đất nông nghiệp có diện tích 134.710 ha, Đất đô thị 37.648 ha, Đất phi nông nghiệp có diện tích 25.535 ha, Đất khu bảo tồn thiên nhiên 2.643 ha, Đất khu du lịch 857ha.

Trong đất phi nông nghiệp, cơ cấu đất được phân bổ như sau: Đất phát triển hạ tầng có diện tích 10.624 ha, Đất khu công nghiệp có diện tích 1.241 ha, Đất ở đô thị có diện tích 1.405 ha…

Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, chuyển mục đích sử dụng 5.785 ha đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp.

Qua Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Hậu Giang xác định mốc giới và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt; điều tiết phân bổ nguồn lực, bảo đảm lợi ích giữa các địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực giữ nhiều đất trồng lúa; tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến, tiêu thụ lúa hàng hóa tại địa phương; có biện pháp phù họp để giảm chỉ phí sản xuất tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm sản xuất.

Bên cạnh đó tiếp tục chỉ đạo việc lập và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện theo quy định của pháp luật đất đai làm căn cứ để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đảm bảo phù hợp với điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh.

Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Hậu Giang chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tuân thủ đúng các quy định của pháp luật; sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả; chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang các mục đích khác, hạn chế tối đa việc chuyển mục đích đất rừng; rà soát, kiểm tra hiện trạng sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước khi chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các công trình, dự án theo quy định.

Thực hiện thanh tra, kiểm tra các hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông, ven biển, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; triển khai các giải pháp đồng bộ chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển, ven đê nhằm giữ đất, khắc phục, ngăn ngừa tình trạng xói mòn, sạt lở; rà soát, chủ động di dời các khu vực dân cư có nguy cơ sạt lở đến khu vực an toàn.

Bản đồ tỉnh Hậu Giang Online

Related Posts